Van bi tay gat – Van bi tay gạt là loại van điều tiết dòng chảy của lưu chất như: nước, chất lỏng, hơi, khí… Đây là loại được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Mời quý khách hàng hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van qua bài viết sau đây nhé.
TỔNG QUÁT NỘI DUNG CHÍNH
Cấu tạo của van bi tay gat
* Giới thiệu van bi tay gạt
Van bi tay gat là van được đóng/mở nhanh nhờ thao tác người sử dụng gạt sang trái hoặc sang phải. Để chuyển từ vị trí đóng sang vị trí mở hoặc ngược lại. Van bi là van chịu được áp lực cao trong các loại van cơ thông thường. Và cũng là van đảm bảo lưu lượng trong đường ống không bị thay đổi khi sử dụng.
Cơ Điện Shinko chuyên nhập khẩu và phân phối các loại van công nghiệp, van bi tay gạt với đầy đủ các chủng loại như: Van bi tay gạt inox. van bi tay gạt đồng, Van bi tay gạt nhựa. Kích thước từ DN15, DN20…đến DN400. Các dạng kết nối đơn gian như: Van bi tay gạt lắp bích, van bi tay gạt lắp ren. Hàng được nhập khẩu trực tiếp từ Malaysia, Hàn quốc, Đài loan, Trung quốc với đầy đủ CO, CQ, Catalogue, hình ảnh thực tế, bảo hành dài hạn và nhiều chế độ hậu mãi.
* Cấu tạo của van
Van bi dòng nối bích hoặc nối ren đều được cấu tạo bởi các bộ phận chính như sau:
– Thân van: được sản xuất từ các nguyên liệu chính như đồng, inox, gang, nhựa,… Là bộ phận chính để cấu thành sản phẩm van bi.
– Trục van: Là bộ phận kết nối và truyền lực từ tay gạt xuống bi van. Bộ phận truyên động tới bi, trục van được làm từ hợp kim cứng ít bị ăn mòn.
– Bi van: Bi của van hay còn gọi là đĩa van có cấu tạo hình cầu và được đục lỗ xuyên tâm. Bi được làm từ thép chống dỉ có độ cứng cao và độ ăn mòn thấp. Đây là chi tiết chính trong việc đóng mở van, bi được cố định bởi gioăng làm kín. Thông thường thì phần này được làm bằng chất liệu inox trong một vài trường hợp khác thì cấu tạo chất liệu giống với thân của nó.
– Gioăng làm kín: Là bộ phận của van có chức năng làm kín cho trục van bi van các giăng làm kín này được chế tạo từ teflon hoặc cao su chịu lực vá các vật mềm. Có tác dụng làm kín các chi tiết cấu thành nên van.
– Tay gạt: Đây là chi tiết dùng để thao tác đóng mở van. Được chế tạo bằng thép hoặc gang. Tay gạt có thể thay thế bằng hộp và vô lăng, khi sử dụng các đường ống có kích thước và áp suất lớn.
Nguyên lý hoạt động và thông số kỹ thuật của van bi tay gạt
* Nguyên lý hoạt động của van
Van bi tay gạt là dòng van hoạt động theo nguyên lý khá đơn giản. Van được điều khiển đóng mở bằng cách xoay bi van thông qua gạt tay gạt một góc từ 0 – 90oC quanh vòng tròn làm kín. Cho đến khi tay gạt của van bi nằm song song với dòng chảy của lưu chất khi đó ở trạng thái mở cho phép dòng lưu chất đi qua van.
Khi gạt tay gạt sang bên trái hoặc bên phải. Quả bi bên trong van sẽ quay theo khi đó van mở. Ngược lại gạt về vị trí ban đầu van đóng (quả bi và tay gạt được kết nối với nhau thông qua trục van). Tùy vào góc quay của tay gạt mà người vận hành có thể điều tiết lưu lượng dòng chảy nhiều hay ít, để phù hợp với quá trình hoạt động của hệ thống.
* Thông số kỹ thuật của van
– Kích thước : DN15, DN20, DN25, DN32, DN40, DN50, DN65, DN80, DN100, DN125, DN150, DN200, DN250, DN300
– Áp lực cho phép: PN25, PN40, PN50, PN65.
– Nhiệt độ: 0- 220 độ C
– Chất liệu cấu tạo: Đồng, SUS 304, SUS 316, nhựa PVC, uPVC, PPR
– Gioăng làm kín: PTFE, NBR
– Môi trường sử dụng: Nước, dầu, khí, gas
– Kiểu kết nối: Lắp ren hoặc Lắp bích
– Xuất xứ: Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, EU/G7
– Tình trạng hàng: Sẳn kho số lượng lớn
– Bảo hành: Bảo hành 12 tháng.
– Giấy tờ hàng hóa: Đầy đủ CO CQ
Phân loại van bi tay gat
* Phân loại van bi theo hình thức kết nối
– Van bi tay gạt nối ren:
Van bi tay gạt lắp ren thường đường lắp với các hệ thống ống có kích thước nhỏ và kết nối với đầu ống lắp ren. Về kích thước của loại van bi này cũng khá đầy đủ size cho ống từ DN15 đến DN100.
Đặc điểm thông số chung cơ bản của dòng lắp ren như sau:
– Kích thước : DN15, DN20, DN25, DN32, DN40, DN50, DN65, DN80, DN100
– Kiểu kết nối: Lắp ren 1 mảnh, 2 mảnh, 3 mảnh
– Vật liệu cấu tạo thân van: Đồng, SUS 304, SUS 316, nhựa PVC, uPVC, PPR
– Áp lực cho phép: PN25, PN40, PN50, PN65.
– Nhiệt độ: 0- 220 độ C
– Môi trường sử dụng: Nước, dầu, khí, gas
– Xuất xứ: Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, EU/G7
– Van bi tay gạt nối bích:
Đối với dòng van bi lắp bích là những cỡ van lắp cho đường ống tầm trung và cỡ lớn từ DN50 đến DN300. Được kết nối với đường ống bằng cách bắt bulong mặt với mặt bích. Đặc điểm cơ bản như sau:
– Kích thước : DN50, DN65, DN80, DN100, DN125, DN150, DN200, DN250, DN300
– Kiểu kết nối: Lắp bích
– Áp lực cho phép: PN25, PN40.
– Nhiệt độ: 0- 220 độ C
– Chất liệu cấu tạo: Gang, SUS 304, SUS 316, Thép Cacbon
– Gioăng làm kín: PTFE, NBR
– Môi trường sử dụng: Nước, dầu, khí, gas
– Xuất xứ: Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, EU/G7
* Phân loại van bi theo vật liệu cấu tạo
– Van bi tay gạt đồng
Van bi bằng đồng được sản xuất từ chất liệu đồng thau. Là dòng van có thị phần lớn nhất trong số các dòng van bi hiện nay. Van bi tay gạt bằng đồng thường được sản xuất cho các kích thước nhỏ và nối ren. Thường sử dụng cho các hệ thống nước, gas, khí…
– Van bi tay gạt gang
Là một dạng van bi được chế tạo bằng chất liệu gang. Van được sản xuất phần lớn là các cỡ nối bích từ DN50 trở đi. Được sử dụng trong môi trường: nước sạch, hơi, … Loại van này không dùng được cho các môi chất ăn mòn hóa học cao, môi chất có tính oxi hóa. Bởi chúng dễ gị ăn mòn và bị gỉ sau thời gian sử dụng.
– Van bi tay gạt inox
Là dòng van bi thường được sử dụng cho các phương tiện ăn mòn và môi trường xâm thực. Do đó van bi inox tay gạt thường được sử dụng trong các môi trường nước biển, bể bơi, lắp đặt thẩm thấu với nhiệt độ cao và nhiều hóa chất. Van được sản xuất cả hai dòng nối ren và nối bích. Van bi inox chủ yếu được chế tạo từ inox 304 và inox 316, trong đó inox 316 có khả năng chống ăn mòn tốt nhất.
– Van bi tay gạt nhựa
Là dòng van bi có giá thành thấp hơn so với van bi đồng hay inox. Van bi nhựa thường được sử dụng trong các môi trường a xít, dung dịch mối hay dung môi hữu cơ. Van không thích hợp với môi trường có nhiệt độ cao với nhiệt độ trên 60oC. Thường được sử dụng rộng rãi trong tưới tiêu, cấp thoát nước…
Ưu điểm và nhược điểm của van bi tay gat
Ưu điểm của van bi tay gat
– Vận hành điều khiển dễ dàng và thuật tiện do phần tay gạt dài. Giúp người sử dụng thao tác nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn loại van bướm.
– Van giúp đóng mở van một cách nhanh chóng và tức thì. Đối với kích thước van lớn, phần tay gạt được làm chắc chắn và dài. Điều đó như một cánh tay đòn trợ lực, giúp người sử dụng dễ dàng trong việc điều khiển van.
– Dễ bảo trì và bảo dưỡng, tháo lắp dễ dàng.
– Van bi thường có dải áp lực lớn, nên dòng van này được sử dụng khá nhiều trong các nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp.
– Là dòng van có giá thành khá hợp lý trên thị trường so với các dòng van khác.
Nhược điểm van bi tay gat
– Van hạn chế về kích cỡ khi chỉ có kích thước chủ yếu từ DN15 – DN300.
– Van bị hạn chế khi lắp trong không gian hẹp. Khi đó van tay xoay sẽ là giải pháp thay thế hữu hiệu nhất.
– Không thuận tiện cho người sử dụng như dưới hầm hay trên cao. Khi đó các loại van bi điều khiển tự động như van bi điều khiển điện hay van bi điều khiển khí nén sẽ được ưu tiên sử dụng.
Vì sao nên mua van bi tay gạt tại Cơ Điện Shinko
Công ty TNHH Cơ Điện Lạnh Và Xây Dựng Shinko là tổng kho van bi tay gạt lớn. Là đại lý phân phối chính thức nhiều dòng van bi chính hãng tại thị trường Việt Nam. Mua hàng tại Shinko quý khách sẽ được đảm bảo:
– Hàng nhập khẩu chính hãng, đầy đủ CO, CQ, Packiglist
– Hàng có sẵn, giao hàng nhanh và đảm bảo, trên toàn quốc
– Chính sách giá tốt, hoa hồng hấp dẫn
– Bảo hành dài hạn 12 tháng
– Tư vẫn hỗ trợ thông tin kỹ thuật về hàng hóa 24/7, báo giá nhiệt tình, chuyên nghiệp.
CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN LẠNH VÀ XÂY DỰNG SHINKO
VPGD – Địa chỉ: Số 25 Khu Tập Thể Viện Điều Tra Quy Hoạch Rừng, Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội
Tell: 0968489899 | Email: codienshinko@gmail.com
VP – Kho Hàng khu vực Miền Nam: Số 2 Bis, Quốc Lộ 1A, P. Trung Mỹ Tây, Quận 12, TP.HCM
VP – Kho Hàng khu vực Miền Trung: Số 171 Đường Tố Hữu, Khu Tân Đồng, Thị Trấn Hậu Lộc, Thanh Hóa
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.