Quy trình kiểm định đồng hồ đo nước lạnh là công việc vô cùng quan trọng trước khi đưa sản phẩm đi vào lắp đặt và sử dụng. Qua bài viết dưới đây chúng tôi xin gửi đến bạn đọc các thông tin về việc kiểm định đồng hồ nước và các câu hỏi có liên quan đến việc kiểm định đồng hồ nước.

Thông tin về quy trình kiểm định đồng hồ đo nước lạnh 

Khái niệm về kiểm định đồng hồ nước

Kiểm định đồng hồ nước là công việc mang tính chất bắt buộc đối với các thiết bị đo lưu lượng nước. Bao gồm có các loại đồng hồ nước lạnh bằng cơ, các thiết bị đo nước điện tử, đồng hồ đo nước siêu âm, đồng hồ dạng Vortex…Đây là công đoạn được thực hiện bởi các tổ chức kiểm định trực thuộc nhà nước. Hoặc được nhà nước phê duyệt thực hiện việc đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện. Đảm bảo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường trước khi đưa vào sử dụng. Quy trình kiểm định nhằm chứng minh được một chiếc đồng hồ tốt với tình trạng nguyên vẹn, không hư hỏng, mất mát hay sai lệch bất cứ vị trí nào.

Quy trình kiểm định đồng hồ đo nước lạnh
Quy trình kiểm định đồng hồ đo nước lạnh

Tại sao cần phải kiểm định đồng hồ nước

Như chúng ta đã biết rằng đồng hồ nước như một dạng công tơ nước. Là thiết bị dùng để đếm lưu lượng tức thời đi qua đồng hồ trong một khoảng thời gian nhất định. Hoặc lưu lại tổng lưu lượng đã đi qua thiết bị.

Như vậy việc kiểm định đồng hồ đo nước là cần thiết. Việc thực hiện kiểm địnhh đầy đủ nhằm đáp ứng được các loại đồng hồ đo nước đưa vào sử dụng hoạt động một cách chính xác nhất. Các giá trị đo đạc khi đưa vào sử dụng với sai số nằm trong phạm vi cho phép trong các yêu cầu. Quy định chung về thiết bị đo lường tại Việt Nam

Ngoài ra kiểm định đồng hồ đo nước là điều kiện bắt buộc đã nằm trong quy đinh chung của bộ khoa học và công nghệ đối với các thiết bị đo đạc đưa vào khai thác sử dụng. Cụ thể theo thông tư số 07/2019/TT-BKHCN có sửa đổi bổ sung, thông tư số 23/2013/TT-BKHCN với các quy định về đo lường nhóm 2

Khi nào cần phải thực quy trình kiểm định đồng hồ đo nước lạnh

Chúng ta cần thực hiện kiểm định đồng hồ nước khi:

– Đối với các thiết bị đo nước lần đầu tiên đưa vào sử dụng. Tức là các loại đồng hồ mới và sẽ được mang đi kiểm định, hiệu chuẩn trước khi tiến hành lắp đặt

– Kiểm định đồng hồ nước theo định kỳ: Có nghĩa là các đồng hồ nước đã hết hạn kiểm định. Cần kiểm định ở lần tiếp theo theo hạn chu kỳ kiểm định thì chúng ta cần đưa thiết bị đi kiểm định tiếp theo

– Kiểm định sau sửa chữa đồng hồ nước. Nó xảy ra ở các trường hợp như sau:

+ Đồng hồ sửa chữa do không đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật về đo lường lưu lượng. Khi ấy chúng ta cần sửa chữa lại đồng hồ xong tiến hành mang đi kiểm định lại

+ Các chứng chỉ kiểm định, tem kiểm định, niêm phong kẹp chì kiểm định bị mất. Có dấu hiệu bị đứt niêm phong, tem niêm phong bị xé hư hỏng tem và niêm phong chì

+ Kiểm định lại theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền nhằm thanh tra, kiểm tra thiết bị đo

+ Kiểm định đồng hồ đo nước. Khi có nghi ngờ về kết quả đo sai lệch so với ước lượng thực tế: Ví dụ như không dùng thì đồng hồ nước vẫn chạy, hoặc dùng ít nhưng đồng hồ nước chạy nhanh… thì chúng ta tiến hành đưa thiết bị đi kiểm tra lại

Kiểm định đồng hồ đo nước lạnh
Kiểm định đồng hồ đo nước lạnh

Các bước trong quy trình kiểm định đồng hồ đo nước lạnh

Giới thiệu các thuật ngữ chuyên ngành

– Đồng hồ đo nước:  Là dụng cụ dùng đo liên tiếp. Ghi nhớ và hiển thị thể tích nước đi qua bộ chuyển đổi đo tại điều kiện đo.

– Phạm vi lưu lượng: Là khoảng được chia làm hai vùng là vùng trên và vùng dưới. Hai vùng này được phân tách bởi lưu lượng chuyển tiếp.

– Lưu lượng: Là tỷ số giữa thể tích nước và thời gian nước chảy qua đồng hồ

– MPE: Là mức sai số cho phép lớn nhất.

– Bộ chuyển đổi đo: Là một bộ phận của đồng hồ. Hoạt động thông qua bộ đếm và cảm biến. Để biến đổi lưu lượng và thể tích nước cần đo thành các tín hiệu.

– Đồng hồ kết hợp: Gồm một đồng hồ lớn, một đồng hồ nhỏ và cơ cấu chuyển đổi.

– Cơ cấu điện tử: Được chế tạo từ các phần tử điện tử riêng lẻ.

– Thiết bị chỉ thị: Thể hiện thể tích hoặc khối lượng nước chảy qua đồng hồ.

– Cảm biến: Có chức năng nhận biết lưu lượng dòng chảy hoặc thể tích của nước đi qua đồng hồ.

– Nhiệt độ cho phép lớn nhất: Là mức nhiệt cao nhất đồng hồ có thể chịu được liên tục trong điều kiện làm việc.

– Nhiệt độ làm việc nhỏ nhất: Là mức nhiệt thấp nhất đồng hồ có thể làm việc với áp suất bên trong ổn định.

– Áp suất cho phép lớn nhất: Là mức áp suất lớn nhất mà đồng hồ có thể chịu được liên tục trong điều kiện làm việc.

– Áp suất làm việc nhỏ nhất: Là mức áp suất nhỏ nhất mà đồng hồ có thể làm việc ổn định.

– Tổn thất áp suất: Gây ra do sự xuất hiện của đồng hồ trên đường ống tại lưu lượng đã định.

Các phương tiện tiêu chuẩn khi kiểm định

– Chuẩn dung tích

– Lưu lượng kế

– Nhiệt kế

– Áp kế

– Hệ thống tạo và ổn định nguồn nước

– Cân chuẩn

– Tỷ trọng kế

– Đồng hồ bấm giây

– Hệ thống lắp đặt và vận hành

Các điều kiện trong khi kiểm định

– Đồng hồ phải được lắp đặt vào hệ thống. Theo đúng tài liệu kỹ thuật do nhà sản xuất cung cấp. Các gioăng đệm không được lấn vào bên trong ống dẫn.

– Đoạn ống thẳng ở hai đầu đồng hồ có chiều dài theo quy định. Đường kính danh định bằng với đường kính danh định của đồng hồ.

– Nước kiểm định đồng hồ là nước không lẫn tạp chất được lấy từ bể nguồn của hệ thống kiểm định.

– Trong thời gian tiến hành phép kiểm định. Áp suất phía sau của đồng hồ phải bằng áp suất khí quyển.

– Áp suất tối đa của hệ thống không quá mức áp suất làm việc tối đa của đồng hồ.

Các bước tiến hành quy trình kiểm định đồng hồ đo nước lạnh

Hiện tại các quy trình kiểm định các dạng đồng hồ đo lưu chất lỏng đều được thực hiện với 4 bước chính.

Bước 1: Kiểm tra chi tiết bên ngoài đồng hồ

Quan sát bằng mắt thường và xác định sự phù hợp đồng hồ. Với các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của hệ thống. Sự phù hợp về hình dáng, bộ phận chỉ thị…

Bước 2: Kiểm tra chi tiết kỹ thuật hoạt động của đồng hồ

Kiểm tra chi tiết độ kín của đồng hồ khi lắp đặt vào hệ thống chung.

Kiểm tra độ ổn định số chỉ khi dòng chảy bên trong hệ thống đã dừng chảy hoàn toàn.

Bước 3: Kiểm tra đo lường

Xác định lại các điểm đo lưu lượng khi hệ thống hoạt động.

Xác định sai số tương đối trong quá trình đồng hồ đo lưu lượng.

Bước 4: Tiến hành xử lý kết quả kiểm định đồng hồ đo nước

Đồng hồ nước sau khi kiểm định nếu đạt đầy đủ nhất các yêu cầu quy định của quy trình này. Thì sẽ được tiến hành niêm phong cơ cấu chỉnh và cung cấp đầy đủ các chứng chỉ kiểm định như tem, giấy kiểm định theo quy định chung.

Cấp giấy chứng nhận kiểm định theo đúng mẫu quy định kiểm định đồng hồ đo nước của nhà nước.

Tiến hành dán tem niêm phong tại các vị trí tiếp giáp giữa 2 vỏ nắp thiết bị với nhau. Dán tem kiểm định được đặt tại vị trí mặt trên thiết bị.

Kiểm định đồng hồ đo nước lạnh
Kiểm định đồng hồ đo nước lạnh

Địa chỉ cung cấp đồng hồ nước chính hãng, tuân thủ quy trình kiểm định

Công Ty TNHH Cơ Điện Lạnh Và Xây Dựng Shinko là đơn vị hợp tác nhập khẩu và phân phối chính hãng nhiều thương hiệu đồng hồ nước uy tín trên thị trường.

Mua hàng tại Shinko quý khách hàng sẽ được đảm bảo:

– Hàng có sẵn, hỗ trợ giao hàng toàn quốc

– Hàng nhập khẩu chính hãng, có đầy đủ CO CQ, Packiglist, Kiểm định

– Bảo hành 12 tháng, chính sách dịch vụ hậu mãi

– Đổi trả linh hoạt trong 7 ngày làm việc

– Chính sách giá tốt, chiết khấu cao cho dự án.

_ Dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín, tư vấn kỹ thuật 24/7

Công Ty TNHH Cơ Điện Lạnh Và Xây Dựng Shinko

CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN LẠNH VÀ XÂY DỰNG SHINKO

Địa chỉ: Số 25 Khu Tập Thể Viện Điều Tra Quy Hoạch Rừng, Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội

Tell: 0968489899 | MST: 0110067737 | Email: codienshinko@gmail.com

VP – Kho Hàng khu vực Miền Nam: Số 2 Bis, Quốc Lộ 1A, P. Trung Mỹ Tây, Quận 12, TP.HCM

VP – Kho Hàng khu vực Miền Trung: Số 171 Đường Tố Hữu, Khu Tân Đồng, Thị Trấn Hậu Lộc, Thanh Hóa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0968489899