Quy định kiểm định đồng hồ áp suất theo Thông tư số 07/2019/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ. Áp kế (đồng hồ đo áp suất) là thiết bị đo lường thuộc danh mục phương tiện đo nhóm 2. Thiết bị này cần được kiểm định trước khi sử dụng và định kỳ hàng năm. Nhằm đảm bảo tính chính xác, tính an toàn trong quá trình vận hành.
TỔNG QUÁT NỘI DUNG CHÍNH
- 1 Những khái niệm liên quan.
- 2 Những yêu cầu và quy trình kiểm định đồng hồ áp suất.
- 3 Tại sao cần phải kiểm định đồng hồ áp suất.
- 4 Khi nào cần kiểm định đồng hồ áp suất và chi phí kiểm định bao nhiêu?
- 5 Những hãng kiểm định đồng hồ áp suất.
Những khái niệm liên quan.
Đồng hồ đo áp suất là gì?
Đồng hồ đo áp suất hay đồng hồ đo áp lực là một thiết bị cơ học. Hoặc điện tử dùng để đo áp suất nội tại hoặc áp suất chân không. Đồng hồ đo áp lực được sử dụng để đo lường áp lực trong các ngành công nghiệp khác nhau. với các ứng dụng cụ thể như đo áp lực bồn. Đường ống gas. Đo áp lực lò hơi. Đo áp lực bồn nước.Bồn xăng dầu, đo áp lực thủy lực, chân không.

Kiểm định đồng hồ áp suất là gì?
Kiểm định đồng hồ áp suất là quá trình kiểm tra đồng hồ có đang hoạt động đúng với chức năng của nó hay không. Đồng thời sẽ kiểm tra cấu tạo bên ngoài, vật liệu. Chất dung môi có trong đồng hồ (nếu có) có đảm bảo an toàn hay không?
Ngoài ra, quy trình kiểm định này sau khi kiểm chứng sẽ được đính kèm theo tem kiểm định. Tem này sẽ được dán trược tiếp trên đồng hồ. Đây là loại tem được sự chấp thuận theo tiêu chuẩn “ĐO LƯỜNG VIỆT NAM -ĐLVN” đồng ý lưu hành tại Việt Nam. Việc dán tem này lên đồng hồ để biết đồng hồ đã đạt đủ tiêu chuẩn trong quá trình sử dụng. Mặc khác, ngoài tem ra thì chúng ta sẽ nhận được giấy chứng nhận kiểm định của hãng hoặc trung tâm.
Hiệu chuẩn đồng hồ đo áp suất là gì?
Hiệu chuẩn đồng hồ áp suất là quy trình kiểm tra sự chính xác khi đo lường của đồng hồ có đủ an toàn hay không. Nghĩa là, quá trình này họ sẽ dùng một đồng hồ áp suất tiêu chuẩn bằng điện tử, dùng để đo lường các loại đồng hồ đo áp suất. Dựa vào kết quả đo được giữa đồng hồ tiêu chuẩn và đồng hồ cần kiểm định, người ta sẽ xem xét sự sai số của nó có cho phép hay không.
Thêm vào đó, sẽ có thể kèm theo bước hiệu chỉnh lại sự chính xác của đồng hồ. Thao tác diễn ra khá là đơn giản. Người kiểm định chỉ cần điều chỉnh lại “kim đồng hồ” sao cho độ sai số của nó tối thiểu hoặc trùng với kết quả đo của đồng hồ tiêu chuẩn.
Quy định kiểm định đồng hồ áp suất là gì?
Có rất nhiều loại đồng hồ hiện đang lưu hành tại Việt Nam. Như là đồng hồ đo nước, đồng hồ đo khí. Áp kế chân không, đồng hồ đo lưu lượng. Đồng hồ đo áp suất châ không – chất lỏng – chất khí…
Mỗi một loại sẽ có một quy định riêng dùng để kiểm định. Còn đối với đồng hồ đo áp suất (áp kế kiểu lò xo) sẽ dựa vào tiêu chuẩn ĐLVN 8 năm 2011. Đây là một văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam của “Bộ khoa học và công nghệ TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG”.
Tiêu chuẩn “ĐLVN 8” được xuất hành năm 2011. Đây là công văn dùng cho quy trình kiểm định đồng hồ áp suất mà bắt buộc mọi trung tâm kiểm định phải thực theo trình tự các bước như trong văn bản.
Một tên gọi của quy trình kiểm định đồng hồ là “Pressure gauge with elastic sensing elements – Methods and means of verification”. Sau khi kiểm định đồng hồ, sẽ được nhận một giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn của bộ khoa học và công nghệ.

Những yêu cầu và quy trình kiểm định đồng hồ áp suất.
Những yêu cầu trong kiểm định đồng hồ áp suất.
Yêu cầu về đồng hồ áp dùng để kiểm định.
Đối với tiêu chuẩn ĐLVN 8-2021 này chỉ dùng cho một số loại đồng hồ đo lường như sau:
– Đồng hồ đo áp suất chất lỏng, chất khí (dạng có dầu và dạng không có dầu)
– Đồng hồ đo áp suất chân không (Ấp kế chân không, chân không kế, áp – chân không kế)
Ngoài ra, giải đo của đồng hồ áp suất phải nằm trong phạm vi từ -1 bar cho đến 2500 bar. Đồng thời độ chính xác của đồng hồ phải từ 1% đến 6%. Thức tế, thì mọi đồng hồ đo áp suất lưu hành lại Việt Nam đã nằm trong những phạm vi này rồi. Tuy nhiên, đấy là một điều ghi chú để mọi người biết thêm về mặt tính kỹ thuật.
Yêu cầu về thiết bị trong kiểm định đồng hồ áp.
Những dụng cụ được phép dùng để kiểm định cho thiết bị đo lường áp suất. Các bạn lưu ý rằng, đây là những loại đồng hồ tiêu chuẩn có độ chính xác rất nhỏ hoặc sẽ bằng ¼ độ chính xác của đồng hồ cần kiểm định. Một số loại đồng hồ thông dụng nhất thường hay dùng để kiểm định: đồng hồ áp suất có dầu, đồng hồ áp suất điện tử và áp kế lò xo.
Ngoài ra, còn có một vài phụ kiện kèm theo như là ống dẫn lưu chất, thiết bị tạo áp suất, thước đo, nhiệt kế…
Yêu cầu về điều kiện trong phòng kiểm định.
– Môi trường kiểm định phải đảm bảo an toàn: nhiệt độ tại phòng thí nghiệm khoảng 20 (± 5˚C). Đồng thời độ ẩm không khí không được quá 80%. Thoáng khí, ít bụi, không có sự rung chấn va chạm.
– Môi trường áp suất: Khi dùng để kiểm định đồng hồ đo áp suất thông thường đối với lưu chất như là khí nito, khí nén, nước cất. Thì lưu ý đến giới hạn khi đo. Như là nếu là khí nito chỉ được đo cho đến 0,25 MPa, còn dầu biến thế thì từ 0,25 cho đến 60 MPa.
Yêu cầu về quá trình thực hiện trước khi kiểm định.
Trước khi bắt đầu kiểm định đồng hồ. Cần có một số thao tác nhằm đảo bảo quá trình đo đạc đúng tiêu chuẩn. Một số thao tác quan trọng của khi kiểm định như sau:
– Làm sạch đầu ren, lỗ ren. Sau đó sẽ quấn băng keo silicon ống nước tại bầu ren. Như vậy sẽ đảm bảo việc tránh rò rỉ lưu chất trong quá trình đo.
– Nếu dùng thiết bị hiệu chuẩn chính hãng thì nên nhớ phải lắp đồng hồ theo phương thẳng đứng.
Yêu cầu trong quá trình thực hiện kiểm định.
Để một quy trình kiểm định đồng hồ áp suất diễn ra bài bản. Người kiểm định đã nói với mình rằng nó phải đảm bảo đầy đủ 4 yêu cầu như sau:
– Kiểm tra bên ngoài: đây là quá trình xem xét mọi chi tiết cấu tạo nên đồng hồ
– Kiểm tra kỹ thuật: đây là quá trình kiểm tra đơn vị. Vạch chia của đồng hồ có hợp lý hay chưa.
– Kiểm tra đo lường: đây là quá trình so sánh kết quả giữa đồng hồ đo áp suất tiêu chuẩn với đồng hồ cần kiểm định.
– Kiểm tra độ chia vạch: đây là quá trình kiểm tra độ chia vạch có hợp và đúng hay chưa.
Khi một động hồ trải qua đầy đủ những yêu cầu trên. Đồng thời đáp ứng những tiêu chuẩn của yêu cầu. Đồng hồ áp suất đấy sẽ được chấp thuận và dán tem kiểm định. Còn không, bắt buộc phải đi hiệu chỉnh lại đồng hồ đo hoặc phải loại bỏ đồng hồ.
Quy trình kiểm định đồng hồ áp suất.
Kiểm định đồng hồ áp suất được thực hiện theo đúng quy trình đề ra của các cơ quan chức năng. Đảm bảo bao gồm các bước:
Bước 1:
Đặt đồng hồ áp suất trong phòng kiểm định với thời gian từ 6 tiếng trở lên để áp kế đạt nhiệt độ môi trường tương thích. Phù hợp với nhiệt độ quy định.
Bước 2:
Kiểm tra và cân bằng mức độ chất lỏng có trong áp kế và các bộ phận tạo áp suất. Bước này nhằm tác dụng đẩy toàn bộ bọt khí ra ngoài. Tạo áp suất giúp quá trình kiểm định trở nên đơn giản và chính xác hơn. Đồng thời, nó có tác dụng vệ sinh các mối nối.
Bước 3:
Lắp áp kế vào vị trí quy định để tiến hành kiểm định trong đó phương quy định không được vượt mức giới hạn là 5.
Bước 4:
Kiểm tra bên ngoài, kiểm tra bên trong. Kiểm tra toàn bộ các chi tiết kỹ thuật, lưu ý kiểm tra độ chính xác, đúng đắn khi đo đồng hồ áp suất.
Bước 5:
Đưa ra kết quả kiểm định:
– Sau khi kiểm định đưa ra kết quả chính xác về quá trình kiểm định.
– Dán tem kiểm định, cấp giấy chứng nhận nếu đạt tiêu chuẩn kiểm định áp kế.

Tại sao cần phải kiểm định đồng hồ áp suất.
Đôi khi có một số hệ thống sẽ không yêu cầu bắt buộc phải kiểm định. Nhưng cũng có rất nhiều công trình lại bắt buộc việc kiểm định đồng hồ áp suất. Nhưng tại sao phải tiến hành hiệu chuẩn đồng hồ đo áp suất?
Do điều kiện môi trường khắc nghiệt như ẩm ướt. Nhiệt độ cao hoặc áp suất biến đổi liên tục. Áp kế có thể dễ bị hỏng, mất độ chính xác theo thời gian. Vì vậy kiểm định đồng hồ áp sẽ giúp:
– Chấp hành và tuân thủ đúng quy định của pháp luật
– Đảm bảo cho sự hoạt động ổn định của thiết bị.
– Kịp thời phát hiện hỏng hóc để ngăn ngừa sự cố có thể xảy ra trong quá trình làm việc.
– Kiểm định đồng hồ áp suất là quá trình đánh giá, kiểm tra độ chính xác của thiết bị áp kế trước khi lắp đặt, hoạt động tại các đơn vị sản xuất hay doanh nghiệp.
– Xác định sai số của phương tiện đo từ đó điều chỉnh phương tiện đo cho phù hợp với các phép đo.
– Giúp phát hiện ra hỏng hóc hoặc tiên đoán được hỏng hóc và có kế hoạch sửa chữa các phương tiện đo.
– Kiểm tra áp suất nhằm phát hiện những sai lệch về giới hạn cho phép. Sau mỗi lần kiểm định, nếu thiết bị không đạt yêu cầu kiểm định sẽ cần thay đổi, điều chỉnh sao cho phù hợp. Nếu không có thể thay thiết bị mới để đảm bảo sự an toàn lao động.
Khi nào cần kiểm định đồng hồ áp suất và chi phí kiểm định bao nhiêu?
Kiểm định đồng hồ đo áp suất thuộc danh mục quy định phải kiểm định trước khi lắp và sử dụng. Và định kỳ hàng năm phải kiểm định lại thiết bị theo Luật đo lường năm 2011.
– Kiểm định lần đầu: cấp chứng nhận cho thiết bị đo trước khi đưa vào sử dụng trên thiết bị (mặc dù trước đó thiết bị đã được kiểm định tại nước ngoài).
– Kiểm định định kỳ: theo một lần mỗi năm theo luật đo lường Việt nam hiện hành nhằm đánh giá tính nguyên vẹn và đảm bảo cấp chính xác để thiết bị có thể làm việc tiếp.
– Kiểm định bất thường: sau khi sửa chữa hay bảo trì định kỳ.
Giá kiểm định đồng hồ áp suất phụ thuộc vào các yếu tố sau:
– Thang đo áp kế cần kiểm định
– Số lượng áp kế
– Địa điểm kiểm định áp kế: Thực hiện công tác kiểm định áp kế tại đơn vị sử dụng hay tại đơn vị kiểm định.
Quy khách có thể liên hệ ngay Cơ Điện Shinko để được hỗ trợ kiểm định đồng hô áp suất với mức phí tối ưu nhất: 096 848 9899
Những hãng kiểm định đồng hồ áp suất.
Hiện nay, tại Việt Nam có khá nhiều trung tâm dùng để kiểm định đồng hồ đo lường áp suất. Dưới đây là một số trung kiểm định ở Việt Nam.
– Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 với tên gọi khác là Quatest 3. Đây là tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (STAMEQ) – Bộ Khoa học và Công nghệ (MOST) uy tín ở Việt Nam.
– Trung tâm kiểm định công nghiệp II (SITESII). Đây là tổ chức trực thuộc Cục Kỹ Thuật An toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương). Là một trong những trung tâm kiểm định và hiệu chuẩn các loại thiết bị đo lường uy tín ở Việt Nam.
CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN LẠNH VÀ XÂY DỰNG SHINKO
VPGD – Địa chỉ: Số 25 Khu Tập Thể Viện Điều Tra Quy Hoạch Rừng, Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội
Tell: 0968489899 | Email: codienshinko@gmail.com
VP – Kho Hàng khu vực Miền Nam: Số 2 Bis, Quốc Lộ 1A, P. Trung Mỹ Tây, Quận 12, TP.HCM
VP – Kho Hàng khu vực Miền Trung: Số 171 Đường Tố Hữu, Khu Tân Đồng, Thị Trấn Hậu Lộc, Thanh Hóa