Cách lắp đặt đấu nối công tắc áp suất là vấn đề được rất nhiều người quan tâm tới. Cơ Điện Shinko chúng tôi xin phép gửi tới các bạn một bài viết giới thiệu về công tắc áp suất. Nguyên lý hoạt động của công tắc áp suất cũng như cách lắp đặt và đấu nối công tắc áp suất dưới đây.

Công tắc áp suất là gì và có cấu tạo như thế nào?

* Công tắc áp suất là gì?

Công tắc áp suất là thiết bị chuyển đổi các tín hiệu áp suất thành ra sự đóng ngắt (ON/OFF) của mạch điện. Phụ thuộc vào số lượng các phần tử cảm biến nhận tín hiệu có thể phân ra công tắc áp suất đơn hoặc kép.

Công tắc áp suất có khả năng ứng dụng rộng rãi và đa dạng. Từ các dây chuyền khí nén, thủy lực phục vụ sản xuất công nghiệp cho đến các thiết bị vật tư nước. Máy nén khí hay các công trình xây dựng, khu chung cư, trung tâm thương mại…

Cách lắp đặt đấu nối công tắc áp suất
Cách lắp đặt đấu nối công tắc áp suất

* Cấu tạo của công tắc áp suất

Ngoài tên gọi công tắc áp thì nó còn được gọi là rơ le áp suất hay relay áp suất. Chúng có cấu tạo khá phức tạp với rất nhiều bộ phận như: hộp giãn nở, lò xo, vít, đầu nối, tay đòn, đường nối dây điện, tiếp điểm… Cấu tạo này có thể thêm một số bộ phận, chi tiết tùy theo loại thiết bị.

Cấu tạo của công tắc áp suất
Cấu tạo của công tắc áp suất

Nguyễn lý hoạt động của công tắc áp suất

Khi áp suất đạt đến giá trị tối thiểu được đặt cho rơle. Màng bên trong bể thủy lực sẽ yếu đi, tiếp điểm dưới lò xo thứ hai được kích hoạt và bơm bật. Dần dần, áp suất tăng lên, đạt đến giới hạn trên. Sau đó tiếp điểm mở ra dưới lò xo đầu tiên, tắt bơm.

Áp suất của chất chứa bên trong buồng hoặc thùng chứa sẽ được dùng để kích hoạt cơ chế hoạt động vật lý. Sau đó hai tiếp điểm bên trong cũng sẽ được kích hoạt. Để thực hiện việc chuyển mạch đóng mở (ON/OFF) thiết bị đã được kết nối từ ban đầu. Đối với loại công tắc áp suất cơ thì những điểm áp suất được cài đặt sẵn từ các nhà sản xuất. Do đó không thể điều chỉnh. Đối với công tắc áp suất điện thì khác. Để kích hoạt công tắc thì sẽ sử dụng tín hiệu điện. Ngoài ra, nó thường cung cấp tín hiệu thứ cấp giúp theo dõi mức áp lực trong buồng. Trong các nhà máy thì các điểm chuyển đổi. Điểm áp suất thường được định sẵn. Nhưng có thể được điều chỉnh theo yêu cầu thông qua giao diện.

Nguyên lý hoạt động của công tắc áp suất
Nguyên lý hoạt động của công tắc áp suất

Cách lắp đặt đấu nối công tắc áp suất

Sau đây chúng tôi sẽ nêu ra đặc điểm và cách lắp đặt đấu nối của các loại công tắc áp suất

♦ Công tắc áp suất đơn

– Công tắc áp suất thấp

Công tắc áp suất thấp là loại công tắc hoạt động ở áp suất bay hơi và ngắt mạch điện. Khi áp suất giảm xuống quá mức cho phép để bảo vệ máy nén và đôi khi để điều chỉnh năng suất lạnh.

+ Bằng cách vặn vít 1 và vít 2 ta có thể đặt được áp suất thấp ngắt và dóng của công tắc áp suất. Ví dụ khi đặt áp suất thấp đóng mạch là 2 bar và vi sai là 0.4 bar thì áp suất giảm đến 1.6 bar sẽ ngắt mạch (OFF) và khi áp suất trong hệ thống tăng đến 2.0 bar công tắc áp suất sẽ nối mạch cho máy nén hoạt động trở lại (ON). Ở đây mạch 1-4 là ON và 1-2 là OFF.

+ Tay dòn chỉnh 3 mang cơ cấu lật 16 và tiếp điểm 2 được dẫn tới đáy của hộp xếp 9. Tay đòn nối cơ cấu lật 16 tới lò xo phụ chỉ có thể xoay quanh một chốt cố định ở khoang giữa tay đòn. Vì thế tiếp điểm chỉ có 2 vị trí cân bằng. Hộp xếp chỉ có thể dịch chuyển khi áp suất vượt qua giá trị ON và OFF. Vị trí của cơ cấu lật tác động lên cơ cấu này với 2 lực, lực thứ nhất là từ hộp xếp trừ đi lực của lò xo chính, và lực thứ hai là lực kéo của lò xo vi sai.

+ Trên hình 1 tiếp điểm đang ở vị trí ON (1-4). Khi tiếp điểm chuyển sang (1-2) là vị trí OFF. Bây giờ áp suất trong hộp xếp giảm, hầu như không có chi tiết nào trong công tắc áp suất chuyển động. Chỉ khi nào áp suất trong hộp xếp giảm xuống dưới mức cho phép, hộp xếp co lại, tay đòn 3 bị kéo xuống dưới đủ mức làm cho cơ cấu lật 16 đột ngột thay đổi vị trí, tiếp điểm 1 đột ngột rời 4 bật xuống 2 (OFF), máy nén lạnh ngưng chạy.

+ Khi áp suất tăng lên và vượt giá trị cho phép, nhờ cơ cấu lật, tay đòn 3 lại đột ngột thay đổi vị trí tiếp điểm 1 sang 4 (ON).

+ Thời gian khi tiếp điểm động gặp tiếp điểm tĩnh đến lúc kết thúc quá trình đóng mạch được gọi là thời gian đóng mạch. Thời gian đóng mạch của các công tắc áp suất thường nhỏ hơn một phần vạn giây. Cấu trúc đóng mạch đảm bảo tải lớn đồng thời tuổi thọ cao của các tiếp điểm công tắc áp suất.

– Công tắc áp suất cao

+ Công tắc áp suất cao loại công tắc áp suất hoạt động ở áp suát ngưng tụ của môi chất lạnh. Và ngắt mạch điện khi áp suât vượt mức cho phép để bảo vệ máy nén.

+ Công tắc áp suất cao hoạt động ở áp suất ngưng tụ và ngắt mạch điện của máy nén cũng như các thiết bị có liên quan. Nguyên tắc cấu tạo của công tắc áp suất cao cũng tương tự như công tắc áp suất thấp (hình 1). Nhưng các tiếp điểm được bố trí ngược lại. Khi áp suất đầu đẩy máy nén tăng vượt quá giá trị áp suất cho phép (giá trị cài đặt trên công tắc áp suất). Công tắc áp suất mở tiếp điểm ngắt mạch điện cung cấp cho máy nén để bảo vệ. Khi áp suất giảm xuống dưới giá trị áp suất cài đặt trừ đi vi sai. Thì công tắc áp suất cao lại tự động đóng mạch cho máy nén hoạt động trở lại.

+ Tuy nhiên, do yêu cầu về an toàn người ta chia công tắc áp suất cao làm 3 loại:

+ Công tắc áp suất cao thường là loại vừa giới thiệu trên. Ngoài ra còn có 2 loại an toàn cao hơn. Không đóng mạch cho máy nén làm việc trở lại như sau:

+ Công tắc áp suất cao có giới hạn áp suất. Đặc điểm là có nút reset bằng tay trên vỏ máy. Khi đã ngắt (OFF) công tắc áp suất không tự động đóng mạch lại được. Mà phải có tác động ấn nút reset của người vận hành máy.

+ Công tắc áp suất cao có giới hạn áp suất an toàn. Đặc điểm là có tay đòn reset nằm trong vỏ máy. Khi ngắt mạch điện máy nén (OFF). Công tắc áp suất không tự động đóng mạch lại được mà người vận hành máy phải kiểm tra nguyên nhân tăng áp suất. Mở nắp công tắc áp suất và dùng dụng cụ. Để đưa tay đồn reset trở lại vị trí ban đầu.

+ Do nhiệm vụ bảo vệ an toàn như vậy nên thường người ta bố trí đèn báo khi công tắc áp suất tác động OFF (tiếp điểm (1-4).

♦ Công tắc áp suất kép

– Công tắc áp suất kép gồm công tắc áp suất cao và công tắc áp suất thấp. Được tổ hợp chung lại trong một vỏ thực hiện chức năng của cả hai công tắc áp suất. Ngắt điện cho máy nén lạnh. Khi áp suất cao vượt quá mức cho phép và khi áp suất thấp hạ xuống dưới mức cho phép.

– Việc đóng điện lại cho máy nén khi áp suất cao giảm xuống và áp suất thấp tăng lên. Trong phạm vi an toàn cũng được thực hiện tư động. Bằng tay với nút nhấn reset ngoài. Hoặc bằng tay với tay đòn reset phía trong vỏ như đã mô tả ở trên.

– Công tắc áp suất kép được sản xuất cho cả môi chất freon và amoniac. Sơ đồ nguyên lý cấu tạo và làm việc của chúng là giống nhau. Kết cấu của công tắc áp suất amoniac. Đảm bảo độ bền vững chống ăn mòn và làm việc an toàn trong các phòng dễ gây nổ.

⇒ Lưu ý khi lắp đặt công tắc áp suất: Các loại công tắc áp suất cần lưu ý ống nối từ ống hút. Hoặc ống đẩy vào công tắc áp suất nên ở vịt rí phía trên ống. Để ngăn dầu lọt vào hộp xếp. Vì nếu để dầu lọt vào hộp xếp lâu ngày. Có thể hộp xếp bị bó không hoạt động được một cách hoàn hảo. Hơn nữa cũng đảm bảo cho các tiếp điểm làm việc bình thường.

»»» Bạn có thể xem thêm

Công tắc áp suất HS210 – Autosigma

Công tắc áp suất Danfoss KP36

Những lưu ý khi chỉnh công tắc áp suất

Cách chỉnh công tác áp suất hề khó không. Điều chỉnh công tác áp suất các bạn hãy lưu ý những điểm sau

– Trước tiên, khi đã xác định đúng thông số. Ta bắt đầu điều chỉnh max: dùng tua-vit để vặn các vít tương ứng trên đầu cột Range.

– Tăng dần áp suất đồng thời quan sát kim đồng hồ áp suất cũng như tín hiệu của rơ le. Khi rơ le nhảy sang tại vị trí max thì tức là chúng ta điều chỉnh xong max.

– Tương tự chúng ta điều chỉnh thông số diff. Chỉnh vít trên đầu cột diff về con số đã xác định. Giảm dàn áp suất đường ống và quan sát đồng hồ áp suất.

Sau khi chúng ta đã áp dụng chỉnh xong như trên. Các bạn nên chú ý để kiểm tra xem là cách chỉnh công tắc áp suất như vậy đã đúng chưa. Có phù hợp với yêu cầu cũng như hệ thống đường ống của mình chưa? Nếu vẫn chưa hợp lý thì bạn phải cân nhắc lại. Đảm bảo rằng bạn đã sử dụng cách điều chỉnh rơ le áp suất chuẩn xác nhất.

Đơn vị tư vấn cách lắp đặt đấu nối công tắc áp suất. Cung cấp công tắc áp suất uy tín, giá tốt

SHINKO CO., LTD với thế mạnh là đơn vị hợp tác nhập khẩu các dòng công tắc áp suất chính hãng. Hàng được Stoc với số lượng lớn, vì vậy SHINKO luôn là địa chỉ được nhiều nhà thầu, các đơn vị bảo trì, các đơn vị kinh doanh thương mại,… lựa chọn là đối tác cung cấp hàng hóa thường xuyên và uy tín. Khi mua Công Rơ le áp suất tại SHINKO quý khách luôn được đảm bảo.

– Chất lượng hàng hóa: Hàng nhập khẩu chính hãng từ Hàn Quốc, đầy đủ CO, CQ…

– Tình trạng hàng hóa: Hàng có sẵn, giao hàng miễn phí nhanh chóng và đảm bảo, trên toàn quốc

– Giá cả hàng hóa: Chính sách giá tốt, hoa hồng hấp dẫn

– Bảo hành hàng hóa:  Bảo hành dài hạn 12 tháng

– Dịch vụ hướng tới khách hàng 24/7: Tư vẫn hỗ trợ thông tin kỹ thuật chính xác, hỗ trợ báo giá nhanh, chuyên nghiệp.


CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN LẠNH VÀ XÂY DỰNG SHINKO

VPGD – Địa chỉ: Số 25 Khu Tập Thể Viện Điều Tra Quy Hoạch Rừng, Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội

Tell: 0968489899 | Email: codienshinko@gmail.com

VP – Kho Hàng khu vực Miền Nam: Số 2 Bis, Quốc Lộ 1A, P. Trung Mỹ Tây, Quận 12, TP.HCM

VP – Kho Hàng khu vực Miền Trung: Số 171 Đường Tố Hữu, Khu Tân Đồng, Thị Trấn Hậu Lộc, Thanh Hóa

One thought on “Cách lắp đặt đấu nối công tắc áp suất

  1. Quyên Đỗ says:

    Bài viết rất hữu ích. Thông tin đưa ra rất chi tiết, may quá tôi đang cần tìm hiểu thông tin này thì đọc được bài viết của công ty 👍

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0968489899