Tác dụng của công tắc dòng chảy là kiểm tra xem có dòng chảy trong đường ống hay không. Đồng thời công tắc còn dùng để đóng/mở công tắc điện, bảo vệ cho hệ thống điện của máy nước nóng. Mời các bạn hãy cùng Cơ Điện Shinko tìm hiểu chi tiết hơn về sản phẩm thông qua bài viết dưới đây nhé.
TỔNG QUÁT NỘI DUNG CHÍNH
Khái niêm về công tắc dòng chảy
Công tắc dòng chảy (Flow switch) hay còn được gọi là công tắc lưu lượng, công tắc báo dòng chảy, công tắc cảm biến dòng chảy. Là thiết bị cảm biến hiện đại và được ưa chuộng nhất hiện nay trong các hệ thống chất lỏng. Chức năng chính của nó là phát hiện dòng chảy đi qua từ đó có nhiệm vụ báo chất lỏng ở trong đường ống có còn hay không. Lý do chính gọi thiết bị này là công tắc vì ngõ ra của nó chỉ có 2 trạng thái là ON và OFF tương ứng với chất lỏng còn hoặc hết ở trong đường ống.
Sản phẩm này có cấu tạo khá nhỏ gọn chỉ với một thanh trạng thái ở bên ngoài ngõ ra. Nhờ vào bộ cảm biến, thiết bị có thể phát hiện và kiểm soát lưu lượng chất lỏng bên trong hệ thống. Từ đó phát tín hiệu ra thanh trạng thái bên ngoài. Khi có chất lỏng thiết bị sẽ ở trạng thái ON, khi hết chất lỏng, thiết bị sẽ ở trạng thái OFF. Dựa vào nhu cầu sử dụng mà sản phẩm được sản xuất với đa dạng thiết kế và chất liệu. Những loại vật liệu thường được sử dụng thường có những tính năng riêng biệt và khả năng chống chịu khác nhau như inox, gang, đồng, thép… nhằm giúp người sử dụng có nhiều lựa chọn hơn.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của công tắc dòng chảy
Cấu tạo của công tắc dòng chảy
Một công tắc dòng chảy đa phần đều sẽ bao gồm 2 bộ phận chính là bộ phận housing và bộ phận cảm biến:
- Bộ phận cảm biến: Đây là bộ phận được lắp đặt ở bên trong công tắc và tiếp xúc trực tiếp với lưu chất. Có hình dạng giống như một chiếc lá kim loại bằng inox, thép, đồng… được ép mỏng. Khi có dòng chảy đi qua, chúng sẽ nhanh chóng phát hiện và chuyển tín hiệu đến bộ phận housing.
- Bộ phận housing: Là bộ phận chính có chức năng điều khiển hoạt động đóng, mở của thiết bị. Bộ phận này nằm ở bên ngoài bao gồm cả thanh trạng thái. Khi nhận được tín hiệu từ bộ phận cảm ứng bên trong thiết bị. Chúng sẽ phát tín hiệu ON hoặc OFF để biểu thị tình trạng lưu chất bên trong là có hay không.
Bên cạnh hai bộ phận chính như trên, một công tắc dòng chảy sẽ có các chi tiết như sau: Phần thân có vỏ cảm biến, lò xo đàn hồi, lá chắn cảm biến, cầu điều khiển, núm điều chỉnh lực đàn hồi của lò xo, công tắc micro switch…
Công tắc dòng chảy có 2 loại chính là: Công tắc dòng chảy cơ và công tắc dòng chảy điện từ. Tùy theo điều kiện kinh tế, quy mô hệ thống và môi trường làm việc mà lựa chọn loại công tắc cho phù hợp. Dưới đây là cấu tạo cơ bản của 2 loại nêu trên:
Công tắc dòng chảy dạng cơ
Dòng cơ thì nó sẽ có các thành phần chính sau:
- Flow direction slice: đây là các lá cản dùng để xác định xem có dòng chảy trong ống hay không.
- balance spring: các vòng lò xo giúp giữ lá cản và giữ các tiếp điểm NO/NC.
- microswitch: các tiếp điểm NO/NC.
Công tắc dòng chảy dạng điện tử:
Đối với dòng điện tử mình xin lấy ví dụ là loại công tắc dòng chảy TFS-35 của hãng Dinel – Cộng hòa Séc.
Loại công tắc dòng chảy này hiện nay đang được các nhà máy sử dụng nhiều vì độ chính xác cao, giá thành phù hợp. Ngoài ra loại này còn có thể nhận được dòng chảy có lưu lượng từ 1 cm/s đến 150cm/s.
Công tắc dòng chảy loại điện tử thì sẽ có cấu tạo đơn giản hơn; đó là chỉ bao gồm 1 đầu cảm biến và 1 bộ phận xử lý. Tín hiệu output là dạng PNP để điều khiển đóng/mở máy bơm.
Nguyên lý hoạt động của công tắc dòng chảy
Với thiết kế đơn giản, nhỏ gọn, công tắc lưu lượng là một thiết bị có nguyên lý hoạt động vô cùng đơn giản. Chúng được vận hành hoàn toàn tự động dựa vào áp lực của dòng chảy lưu chất. Thông qua bộ phận cảm ứng được lắp đặt bên trong.
Bất kể một hệ thống vận chuyển lưu chất nào cũng sẽ sinh ra những áp lực nhất định. Khi dòng lưu chất đi qua đường ống, tốc độ dòng chảy, lưu lượng và loại lưu chất sẽ sản sinh ra một lượng áp suất nhất định. Đường ống càng lớn, tốc độ chảy càng nhanh thì áp lực hệ thống sẽ càng nhiều.
Trong những trường hợp này, bộ phận cảm biến của công tắc sẽ thực hiện nhiệm vụ của chúng. Khi lá kim loại nhận được áp lực, tức là có lưu chất bên trong, thiết bị sẽ nhanh chóng truyền tín hiệu ra bên ngoài cho bộ phận housing. Lúc này, thanh trạng thái sẽ hiện chế độ ON.
Ngược lại, khi không có áp lực, thanh trạng thái sẽ hiện chế độ OFF để báo hiệu rằng không có lưu chất bên trong đường ống. Điều này sẽ giúp người vận hành ở bên ngoài dễ dàng kiểm soát và nắm bắt tình hình bên trong.
Tác dụng của công tắc dòng chảy
Ngoài chức năng chính là kiểm tra xem có dòng chảy trong đường ống hay không. Công tắc còn dùng để đóng/mở công tắc điện. Bảo vệ cho hệ thống điện của máy nước nóng. Khi áp lực nước quá yếu, công tắc sẽ lập tức ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn. Tránh các sự cố đáng tiếc xảy ra.
-
Flow Switch dùng trong bảo vệ máy bơm
Giúp máy bơm đảm bảo tuổi thọ và độ bền. Nhờ tránh được tình trạng bơm chạy không tải dẫn đến quá nhiệt và cháy máy bơm.
Khi máy bơm khởi động, nếu có nước thì tạo ra trong đường ống một dòng chảy. Và khi dòng chảy tác động vào lá đo của cảm biến sẽ làm tắc động đến tiếp điểm NO/NC bên trong.
Động cơ cũng có khả năng bảo vệ máy bơm, anh em có thể dùng tiếp điểm NO/NC để kích hoạt một timer. Trong thời gian tiếp điểm này không tác động thì timer sẽ ngắt máy bơm không cho hoạt động.
-
Công tắc dòng chảy hệ thống PCCC
Công tắc được sử dụng trong các hệ thống sprinkler của hệ thống PCCC, chủ yếu được dùng để:
Tại mỗi tầng thường được lắp đặt một công tắc dòng chảy kèm với một van điện tử. Khi có nước chảy qua công tắc sẽ đẩy lá lật tác động vào công tắc có tiếp điểm thường đóng/thường mở. Qua đó để báo tín hiệu có dòng chảy có bên trong ống hay không.
Khi xảy ra cháy, các van cháy sẽ bị đốt nóng và cháy để phun nước dập tắt đám cháy. Lúc này nước trong đường ống sẽ chảy và công tắc cũng sẽ bị tác động. Sau đó đưa tín hiệu về trung tâm báo cháy thông qua module giám sát.
Nhờ có công tắc mà trung tâm báo cháy có thể nhận biết được khu vực nào đang cháy và hệ thống chữa cháy sprinkler tự động có đang hoạt động tốt hay không.
Những điều cần lưu ý khi dùng công tắc dòng chảy
Khi dùng công tắc cảm biến dòng chảy, anh em cần lưu ý 3 điều sau đây để đảm bảo công tắc được sử dụng – bảo trì đúng cách.
→ Một số việc cần tránh
Cần tránh một số điều sau đây để không gây sốc điện:
- Không được tháo nắp công tắc flow switch ra khi đang bật điện.
- Anh em không rắc nước qua microswitch.
- Không kết nối dây điện sau khi tắt nguồn.
- Nếu nền đất không thích hợp.
- Không đập mạnh công tắc.
→ Trước khi bảo dưỡng
- Rút điện khỏi ổ cắm rồi ngắt nguồn điện.
- Đóng van và bơm trước khi làm sạch công tắc.
- Nếu ống bị mòn hoặc nếu lượng chất rắn còn dư đọng lại trên van dòng chảy, dòng chảy
- chuyển đổi có thể phá vỡ. Thì bơm không thể hoạt động trong trường hợp này.
→ Trong quá trình bảo dưỡng
Dùng tô vít mở 2 ốc ren rồi vệ sinh bên trong khoang của công tắc và đầu dò điện cực. Việc vệ sinh đầu dò nhằm đảm bảo bộ phận quay không bị vướng khi nước chảy qua.
Địa chỉ cung cấp công tắc dòng chảy chính hãng, giá tốt nhất
Công ty Shinko CO., LTD là một trong những đơn vị hợp tác nhập khẩu vật tư thiết bị ngành nước uy tín hàng đầu thị trường Việt Nam, trong đó các dòng công tắc dòng chảy có thương hiệu và được ưa chuộng. Quý khách hàng mua hàng của chúng tôi luôn được cam kết.
– Hàng được nhập khẩu chính hãng tại Korea-Hàn Quốc.
– Đảm bảo giao hàng đúng thời gian theo thảo thuận, miễn phí giao hàng trên toàn quốc.
– Giấy tời hàng hóa: Các sản phẩm luôn đầy đủ các giấy tờ kiểm định CO-CQ, cam kết chất lượng sản phẩm.
– Đổi trả linh hoạt trong vòng 7 ngày
– Chế độ bảo hành uy tín, bảo hành sản phẩm 12 tháng.
– Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật lắp đặt 24/7 chuyên nghiệp, tận tâm.
CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN LẠNH VÀ XÂY DỰNG SHINKO
Địa chỉ: Số 25 Khu Tập Thể Viện Điều Tra Quy Hoạch Rừng, Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội
Tell: 0968489899 | MST: 0110067737 | Email: codienshinko@gmail.com
VP – Kho Hàng khu vực Miền Nam: Số 2 Bis, Quốc Lộ 1A, P. Trung Mỹ Tây, Quận 12, TP.HCM
VP – Kho Hàng khu vực Miền Trung: Số 171 Đường Tố Hữu, Khu Tân Đồng, Thị Trấn Hậu Lộc, Thanh Hóa