Cách lắp van giảm áp nước như thế nào là đúng kỹ thuật? Qua bài viết dưới đây Cơ Điện Shinko sẽ cùng cấp thông tin một cách chi tiết và chính xác nhất. Mời các bạn hay cùng tham khảo nhé.

Khái niệm van giảm áp nước

Trước khi chúng ta đi sâu tìm hiểu các bước lắp van giảm áp nước thì chúng tôi xin được giới thiệu tổng quan về van giảm áp như sau:

Van giảm áp nước tên tiếng anh là Pressure Reducing valve. Hay chúng ta còn thường gọi với những tên như: Van điều chỉnh áp lực nước, van chỉnh áp nước, van ổn áp dùng cho nước, van giảm áp lực nước, van điều áp nước…. Thiết bị dùng để điều chỉnh giảm áp lực đầu ra của dòng chảy, giúp người dùng cài đặt được áp suất ra mong muốn. Đặc biệt, với các tòa nhà cao tầng, việc lắp đặt van giảm áp sẽ giúp bảo vệ các thiết bị sử dụng nước.

Van giảm áp nước
Van giảm áp nước

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van giảm áp nước

Cấu tạo của van giảm áp nước

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu van giảm áp khách nhau. Mỗi thương hiệu đều mang những đặc điểm và mẫu mã có chút khách nhau. Tuy nhiên về mặt cấu tạo chung thì van giảm áp nước đều được cấu thành từ những bộ phận chính sau đây:

– Thân van: Thường được sản xuất từ các loại vật liệu như gang, đồng, inox. Có nhiệm vụ bảo vệ toàn bộ bên trong và liên kết trực tiếp với đường ống hệ thống

– Lò xo: Được làm từ thép không gỉ, có độ đàn hồi tốt. Là bộ phận chính để điều chỉnh áp lực của van

– Màng van: Màng van được thiết kế để làm kín van. Bộ phận này giúp đảm van cho van được kín nhất, tránh hiện tượng rò rỉ qua van

– Piston hay đĩa van: Đây là bộ phận chính quyết định việc cho phép dòng chảy đi qua van như thế nào. Được liên kết trực tiếp với lò xo để điều chỉnh áp lực nước khi đi qua van

– Ốc điều chỉnh và ốc cố định: Ốc điều chỉnh để xiết chặt trục. Nén lò xo xuống để tăng áp lực nước đầu ra hoặc mở lỏng ra để giảm áp lực đi. Còn ốc cố định có nhiệm vụ xiết chặt và giữ cố định trục và ốc điều chỉnh, Sau khi đã chỉnh được áp lực đầu ra như mong muốn. Tránh trường hợp di chuyển, thay đổi áp lực đầu ra

– Nắp chụp: Giúp bảo vệ ốc, trục van và là nơi để tháo lắp, điều chỉnh ốc cố định và ốc điều chỉnh.

Cấu tạo của van giảm áp lực nước
Cấu tạo của van giảm áp lực nước

Nguyên lý hoạt động của van giảm áp nước

Ở đầu ra của van giảm áp luôn được cài đặt áp lực bé hơn ở đầu vào. Khi có dòng lưu chất qua van, tùy vào áp lực của dòng chảy, áp lực càng bé khoảng cách của piston và đầu ra càng bé, áp lực lớn hơn sẽ đẩy lò xo áp lực lên, kéo piston lên cao hơn, khe hở giữa piston và đầu ra sẽ lớn hơn.

Mời các bạn tham khảo chi tiết hơn qua video dưới đây nhé

Cách lắp van giảm áp nước 

Các bước chuẩn bị và cách lắp van giảm áp nước

Để công đoạn lắp đặt van được thực hiện nhanh chóng và chính xác các bạn cần thực hiện các bước như sau

  1. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu:
    • Van giảm áp nước.
    • Ống nối (nếu cần).
    • Dây keo chặt.
    • Máy cắt ống (nếu cần).
  2. Tắt nguồn nước: Đảm bảo rằng nguồn nước đã được tắt trước khi bắt đầu làm việc. Bạn có thể tắt nguồn nước tại van chính.
  3. Xác định vị trí lắp van giảm áp: Chọn vị trí lắp van giảm áp sao cho nó dễ tiếp cận và có thể hoạt động một cách hiệu quả. Thường, nó sẽ được lắp trên ống nước trước khi nước vào bất kỳ thiết bị nào cần điều áp.
  4. Cắt ống nước (nếu cần): Nếu ống nước chưa có điểm lắp van giảm áp, bạn sẽ cần cắt ống tại vị trí bạn muốn lắp van. Đảm bảo ống đã được cắt thẳng và bề mặt cắt sạch sẽ.
  5. Lắp van giảm áp: Lắp van giảm áp vào vị trí đã chọn theo hướng mũi tên trên thân van. Lưu ý lắp đặt đầu lò xo của van quay lên trên, mặt đồng hồ đo áp lắp hướng ra chiều dễ trông thấy. Nếu bạn cắt ống, hãy sử dụng ống nối để kết nối đoạn ống cắt với van. Dùng dây keo chặt để đảm bảo van được gắn chặt và không có rò rỉ nước.
  6. Kiểm tra kín nước: Mở lại nguồn nước và kiểm tra kín nước tại van giảm áp. Nếu có rò rỉ, điều chỉnh lại van hoặc ống nối nếu cần.

Cách điều chỉnh áp suất trên van giảm áp nước

Thông thường các dòng van giảm áp hãng sản xuất thương để áp đầu ra phổ biến sẵn là 3 Bar. Nếu cần thay đổi áp lực đầu ra của van giảm áp, bạn cần thực hiện các bước sau:

– Đóng tất cả các loại van, vòi lắp đặt sau van giảm áp trước khi tiến hành điều chỉnh áp lực đầu ra của van giảm áp.

– Để tăng áp lực đầu ra của van giảm áp. Bạn tháo nắp bảo vệ vít chỉnh ra. Dùng tua vít 2 cạnh hoặc lục lăng để điều chỉnh ( Tùy từng kích cỡ của van ) vặn xuôi chiều kim đồng hồ thì tăng áp.

– Để giảm áp lực đầu ra của van giảm áp. Bạn tháo nắp bảo vệ vít chỉnh ra. Dùng tua vít 2 cạnh hoặc lục lăng để điều chỉnh ( Tùy từng kích cỡ của van ) vặn ngược chiều kim đồng hồ thì giảm áp.

Lưu ý: Để giúp cho việc đều chỉnh áp lực đầu ra của van giảm áp dễ dàng. Ban nên tháo ốc nhựa trên thân van giảm áp ra và lắp thêm một đồng hồ đo áp lực vào đó. Việc lắp đồng hồ áp lực sẽ giúp điều chỉnh áp lực đầu ra của van giảm áp với mức mong muốn được chính xác và nhanh hơn.

Cách chỉnh van giảm áp nước
Cách chỉnh van giảm áp nước

Xem thêm: Van điều áp nước phi 27 , Van giảm áp DN40, Van giảm áp nước DN32

Các bạn có thể liên hệ Hotline 096 848 9899 để được hỗ trợ giải đáp những thắc mắc và hướng dẫn cụ thể hơn nhé.

Vai trò của van giảm áp nước

Van giảm áp là một thiết bị quan trọng trong hệ thống cung cấp nước và hệ thống đường ống. Công dụng chính của van giảm áp bao gồm:

– Giảm áp suất nước: Van giảm áp được sử dụng để giảm áp suất nước từ mức áp suất cao, xuống mức áp suất an toàn và theo đúng mong muốn của người sử dụng.

– Bảo vệ thiết bị và đường ống: Van giảm áp giúp bảo vệ các thiết bị, ống dẫn và hệ thống tránh khỏi hỏng hóc do áp suất quá cao gây ra. Điều này đặc biệt quan trọng trong các hệ thống cung cấp nước.

– Ổn định áp suất: Van giảm áp cung cấp sự ổn định cho áp suất nước trong hệ thống. Giúp ngăn chặn biến đổi áp suất đột ngột hoặc dao động. Đảm bảo hiệu suất và hoạt động của thiết bị liên quan được duy trì trong khoảng giá trị áp suất mong muốn.

– Tiết kiệm nước và năng lượng: Bằng việc giảm áp suất nước tại van giảm áp. Bạn có thể tiết kiệm nước và năng lượng trong hệ thống cung cấp nước. Áp suất nước cao không cần thiết thường dẫn đến lãng phí nước và năng lượng.

– Giảm thiểu tiếng ồn: Khi áp suất được giảm cũng có thể giảm tiếng ồn trong hệ thống đường ống.


CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN LẠNH VÀ XÂY DỰNG SHINKO

VPGD – Địa chỉ: Số 25 Khu Tập Thể Viện Điều Tra Quy Hoạch Rừng, Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội

Tell: 0968489899 | Email: codienshinko@gmail.com

VP – Kho Hàng khu vực Miền Nam: Số 2 Bis, Quốc Lộ 1A, P. Trung Mỹ Tây, Quận 12, TP.HCM

VP – Kho Hàng khu vực Miền Trung: Số 171 Đường Tố Hữu, Khu Tân Đồng, Thị Trấn Hậu Lộc, Thanh Hóa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0968489899