Cách lắp công tắc dòng chảy như thế nào là nhanh nhất và chính xác nhất? để hệ thống của bạn hoạt động một cách hiệu quả nhất. mời các bạn hãy cùng Cơ Điện Shinko tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

Thông tin tổng quát về công tắc dòng chảy.

Khái niệm công tắc dòng chảy

Công tắc dòng chảy (Flow switch) hay còn được gọi là công tắc lưu lượng, công tắc cảm biến dòng chảy… là một thiết bị quan trọng và được ứng dụng rất nhiều trong các hệ thống chất lỏng. Đúng như tên gọi, chúng có chức năng theo dõi và thông báo để người vận hành biết bên trong hệ thống là có chất lỏng hay không.

Thiết bị này có cấu tạo khá nhỏ gọn chỉ với một thanh trạng thái ở bên ngoài ngõ ra. Nhờ vào bộ cảm biến, chúng có thể phát hiện và kiểm soát lưu lượng chất lỏng bên trong hệ thống.

Nhờ vào tính năng tuyệt vời như trên mà người sử dụng có thể nhận biết được tình trạng bên trong hệ thống vô cùng dễ dàng mà không cần phải thực hiện các biện pháp kiểm tra thủ công. Điều này sẽ giúp quá trình sản xuất trở nên thuận tiện hơn, Tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức của người sử dụng. Không làm gián đoạn hoạt động của hệ thống.

Dựa vào nhu cầu sử dụng mà thiết bị được sản xuất với đa dạng thiết kế và chất liệu. Những loại vật liệu thường được sử dụng thường có những tính năng riêng biệt và khả năng chống chịu khác nhau như inox, gang, đồng, thép… nhằm giúp người sử dụng có nhiều lựa chọn hơn.

Công tắc dòng chảy có 2 loại chính là: Công tắc dòng chảy cơ và công tắc dòng chảy điện từ. Tùy theo điều kiện kinh tế, quy mô hệ thống và môi trường làm việc mà lựa chọn loại công tắc cho phù hợp.

Công tắc dòng chảy
Công tắc dòng chảy

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của công tắc dòng chảy

Cấu tạo của thiết bị.

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều dòng công tắc dòng chảy, mỗi loại công tắc dòng chảy sẽ có những cấu tạo và phương thức vận hành khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, chúng sẽ có nguyên lý hoạt động và các bộ phận tương tự nhau.

 Một công tắc dòng chảy đều sẽ bao gồm 2 bộ phận chính là bộ phận housing và bộ phận cảm biến:

– Bộ phận cảm biến: Đây là bộ phận được lắp đặt ở bên trong công tắc và tiếp xúc trực tiếp với lưu chất, có hình dạng giống như một chiếc lá kim loại bằng inox, thép, đồng… được ép mỏng, khi có dòng chảy đi qua. Chúng sẽ nhanh chóng phát hiện và chuyển tín hiệu đến bộ phận housing.

– Bộ phận housing: Là bộ phận chính có chức năng điều khiển hoạt động đóng, mở của thiết bị. Bộ phận này nằm ở bên ngoài bao gồm cả thanh trạng thái. Khi nhận được tín hiệu từ bộ phận cảm ứng bên trong thiết bị. Chúng sẽ phát tín hiệu ON hoặc OFF để biểu thị tình trạng lưu chất bên trong là có hay không.

Ngoài hai bộ phận chính như trên, một công tắc dòng chảy sẽ có các chi tiết như sau: Phần thân có vỏ cảm biến, lò xo đàn hồi, lá chắn cảm biến, cầu điều khiển, núm điều chỉnh lực đàn hồi của lò xo, công tắc micro switch…

Nguyên lý hoạt động của thiết bị.

Thiết bị được vận hành hoàn toàn tự động dựa vào áp lực của dòng chảy, thông qua bộ phận cảm ứng được lắp đặt bên trong.

– Bất kể một hệ thống vận chuyển lưu chất nào cũng sẽ sinh ra những áp lực nhất định. Khi dòng lưu chất đi qua đường ống, tốc độ dòng chảy, lưu lượng và loại lưu chất sẽ sản sinh ra một lượng áp suất nhất định. Đường ống càng lớn, tốc độ chảy càng nhanh thì áp lực hệ thống sẽ càng nhiều.

– Khi có áp lực bộ phận cảm biến của công tắc sẽ thực hiện nhiệm vụ của chúng. Khi lá kim loại nhận được áp lực, tức là có lưu chất bên trong. Công tắc sẽ nhanh chóng truyền tín hiệu ra bên ngoài cho bộ phận housing. Lúc này, thanh trạng thái sẽ hiện chế độ ON.

– Ngược lại, khi không có áp lực, thanh trạng thái sẽ hiện chế độ OFF để báo hiệu rằng không có lưu chất bên trong đường ống. Điều này sẽ giúp người vận hành ở bên ngoài dễ dàng kiểm soát và nắm bắt tình hình bên trong.

– Trong hệ thống Sprinkler của PCCC thì nguyên lý công tắc dòng chảy cũng như trên. Tuy nhiên tại mỗi tầng của công trình đều sẽ được trang bị 1 van chặn tổng. Một công tắc dòng chảy và một van chặn nhỏ hơn. Để xả áp trong tầng đó khi cần thiết. Đặc biệt là khi kiểm tra hay sửa chữa đường ống tầng.

Ứng dụng công tắc dòng chảy

Ngày nay, trong các nhà máy, xưởng sản xuất thì các công tắc lưu lượng được sử dụng rất nhiều. Tuy ra đời sau nhưng nó lại nổi bật với nhiều tính năng ưu việt như: Hiệu quả cao, giá thành rẻ, lắp đặt và vận hành đơn giản. Thủy Khí Điện sẽ liệt kê một số ứng dụng của nó như sau:

+ Dùng để bảo vệ được máy bơm tránh tình trạng bị cháy do chạy quá tải hay chạy không tải, quá tải nhiệt.

+ Công tắc dòng chảy flow switch đo lưu lượng nước trong đường ống, dùng cho các hệ thống máy nước nóng.

+ Đo và xác định dòng chảy xăng dầu ở bên trong đường ống.

+ Đo chất lỏng trong các bồn chứa, tec, tank hay bể chứa.

Công tắc báo dòng chảy còn giúp phát hiện được sự cố tắc nghẽn đường ống, đo và thông báo lượng nước thải hay hóa chất trong đường ống chính xác.

Thiết bị còn dùng nhiều trong nhà máy hóa chất, xử lý nước thải, sản xuất giấy, gỗ, lắp ráp ô tô – xe cơ giới hay sản xuất và chế biến thực phẩm… Ứng dụng đa dạng trong đời sống: hệ thống phun tưới, hệ thống chữa cháy…

Các loại công tắc dòng chảy hiện nay

Người ta dựa trên đặc điểm và ứng dụng cho từng công việc mà phân chia các công tắc cảm biến dòng chảy thành những loại sau đây:

Cho máy bơm nước

Thiết bị này giúp bảo vệ máy bơm nước. Máy bơm tăng áp để tránh tình trạng cháy máy bơm hay bơm bị quá tải nhiệt thường xuyên.

Khi cấp nguồn điện vào bơm, bơm làm việc và nếu có nước thì tất nhiên xuất hiện dòng chảy bên trong của đường ống. Dòng chảy này sẽ tác động vào các lá của cảm biến nên các tiếp điểm NC, NO bên trong bị tác động. Các nhà máy thường sẽ lắp và kết nối để các tiếp điểm này có thể kích hoạt timer thời gian để khi tiếp điểm trong thời gian nghỉ thì timer sẽ ngắt để đảm bảo máy bơm không hoạt động. Từ đó có thể bảo vệ bơm một cách an toàn, không bị hỏng hóc, sử dụng bền bỉ hơn trong mọi hoạt động.

Cho vòi phun nước

Chúng ta có thể tìm thấy thiết bị này tại các hệ thống phun nước tự động nhất là các hệ thống liên quan đến phòng, chữa cháy. Khi phát hiện nước thì nó sẽ thông báo cho hệ thống hoạt động.

Loại rơ le dòng chảy này sẽ được bật phụ thuộc vào tốc độ của dòng chất trong đường ống. Do là loại mái chèo nên nhạy cảm với cặn chất bã và các vật thể lạ có trong ống nên muốn sử dụng lâu dài thì buộc phải vệ sinh sạch sẽ.

Cho khí

Cảm biến báo dòng chảy khí có thể được lắp và dùng ngay trong các hệ thống ống dẫn hay HVAC để cung cấp khí, lọc khí hoặc các hệ thống thông hơi, sưởi ấm… Thiết bị thao tác kiểu cơ học mái chèo để khởi động một microswitch khi xuất hiện tình trạng lưu lượng tăng hoặc giảm vượt quá mức tốc độ đã cài đặt.

Cho hệ thống PCCC

Bên cạnh các loại dùng cho vòi phun, dùng cho hệ thống khí hay máy bơm nước thì còn có 1 loại rơ le nữa được thiết kế chuyên biệt dùng cho hệ thống sprinkle nằm trong hệ phòng cháy chữa cháy. Đối với các tòa nhà cao tầng thì cứ mỗi tầng người ta sẽ sử dụng 1 van điện từ kết hợp với 1 công tắc dòng chảy. Khi có dòng nước chảy ra đường ống thì các lá lật của rơ le sẽ tác động lên loại công tắc thường mở hoặc thường đóng ấy để thông báo tín hiệu cho người dùng biết là có dòng chảy bên trong ống hay là không.

Cách lắp công tắc dòng chảy

Có khá nhiều cách lắp công tắc dòng chảy, bời nó phụ thuộc vào từng hệ thống. Bạn có thể tham khảo cách lắp công tắc dòng chảy theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị.

– Xác định vị trí cần lắp đặt.

+ Chọn vị trí trên ống dẫn mà dòng chảy sẽ đi qua một cách ổn định, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như bọt khí hoặc rối loạn dòng chảy.

+ Vị trí lắp đặt nên dễ dàng tiếp cận để kiểm tra và bảo trì.

– Kiểm tra kích thước và phụ kiện.

+ Đảm bảo công tắc dòng chảy phù hợp với đường kính ống dẫn (phi 21).

+ Chuẩn bị các phụ kiện như đai ốc, vòng đệm và băng keo lụa.

– Kiểm tra và tắt hệ thống.

+ Ngắt nguồn điện và tắt dòng chảy trong hệ thống trước khi bắt đầu lắp đặt để đảm bảo an toàn.

Bước 2: Lắp đặt công tắc dòng chảy.

– Chuẩn bị ống đẫn.

+ Cắt ống dẫn tại vị trí đã xác định.

+ Làm sạch các đầu ống để loại bỏ bụi bẩn và mảnh vụn.

– Gắn công tắc dòng chảy.

+ Lắp công tắc dòng chảy vào vị trí cắt, sử dụng đai ốc và vòng đệm để cố định chắc chắn.

+ Nếu sử dụng loại công tắc dạng ren, quấn băng keo lụa quanh ren để đảm bảo kín nước trước khi vặn vào ống dẫn.

– Kiểm tra đảm bảo đúng hướng dòng chảy.

+ Kiểm tra hướng dòng chảy trên công tắc (thường có mũi tên chỉ hướng).

+ Đảm bảo lắp đặt theo đúng hướng dòng chảy của hệ thống.

Bước 3: Kết nối điện vào công tắc dòng chảy vừa lắp.

– Đấu nối dây điện.

+ Kết nối dây điện từ công tắc dòng chảy đến hệ thống điều khiển hoặc thiết bị mà bạn muốn giám sát.

+ Thực hiện theo sơ đồ đấu nối của nhà sản xuất để đảm bảo kết nối đúng.

– Kiểm tra đấu nối.

+ Đảm bảo các đấu nối chắc chắn và không có dây bị lỏng.

+ Sử dụng băng cách điện để bọc các điểm nối nhằm tránh rò rỉ điện.

Bước 4: Kiểm tra và điều chỉnh.

– Khởi động hệ thống.

+ Mở lại dòng chảy trong hệ thống và kết nối nguồn điện.

– Kiểm tra hoạt động.

+ Quan sát hoạt động của công tắc dòng chảy để đảm bảo nó hoạt động đúng cách.

+ Kiểm tra xem công tắc có phản hồi đúng với sự thay đổi của dòng chảy hay không.

– Hiệu chỉnh (nếu cần).

+ Một số công tắc dòng chảy có thể cần hiệu chỉnh độ nhạy để phù hợp với lưu lượng và áp lực trong hệ thống.

+ Thực hiện các hiệu chỉnh theo hướng dẫn lắp đặt và cài đặt của nhà sản xuất.

Một số lưu ý khi sử dụng và bảo dưỡng công tắc dòng chảy

Để sử dụng các công tắc dòng chảy một cách lâu dài và hiệu quả thì người kỹ thuật phải cần lưu ý tránh một số việc nhất định và bảo dưỡng thiết bị định kỳ.

Việc cần tránh

Một số điều mà chúng tôi luôn khuyên khách hàng của mình không nên làm đó là:

+ Tuân thủ cách lắp công tắc dòng chảy

+ Không kết nối tải quá lớn, vượt quy định của thiết bị.

+ Không vặn các đinh vít nào khác vít hoạt động, vít cài đặt.

+ Không kết nối dây điện sau khi nguồn tắc bởi nó có thể khiển sốc điện.

+ Khi bật điện, không bao giờ tháo các nắp công tắc cảm biến dòng chảy, bởi nó là nguyên nhân của hiện tượng sốc điện.

+ Để tránh sốc điện thì người dùng còn không nên để rắc nước qua microswith, tránh sử dụng nền chất không phù hợp.

+ Không lắp đặt công tắc sai chiều, nên đúng theo đúng chiều mũi tên chỉ thị và phù hợp với dòng chất lỏng.

+ Sử dụng chất lỏng thì nên có vận tốc dòng bé hơn hoặc bằng khoảng 2m/s, tránh tốc độ lớn gây đập mạnh. Sử dụng loại chất có tính không ăn mòn để làm vật liệu tiếp xúc với chất lỏng. Người ta có thể dùng thêm ống nước, dây nối đất… của đường điện thoại.

+ Khi có rò rỉ chất lỏng hay nước thì khí và chất đó trộn lẫn với nhau khiến thiết bị Flow switch hoạt động không ổn định.

+ Các Paddles có thể bị hư hỏng do khi chuyển đổi hoạt động, chất lỏng chảy theo hướng ngược lại.

Cách bảo dưỡng

Lưu ý trước khi bảo dưỡng

Để đảm bảo an toàn thì người dùng cần phải rút phích cắm điện ra khỏi ổ và tắt tất cả các công tắc nguồn.

Đóng các van thủy lực, van phân phối và bơm trước khi làm sạch, vệ sinh định kỳ.

Trường hợp phát hiện ra lượng chất rắn dư thừa đọng trên van cùng với ống bị mài mòn thì dòng chảy chuyển đổi bị phá vỡ. Hậu quả là nhiều hệ thống bơm không hoạt động được.

Bảo dưỡng theo đúng quy trình

Việc bảo dưỡng thiết bị phải thực hiện theo đúng trình tự:

+ Đầu tiên là dùng dụng cụ để mở hai ốc ren, thường là tua vít.

+ Tiến hành vệ sinh bên trong khoang của Flow switch.

+ Sau đó sẽ vệ sinh đầu dò điện, chú ý để đầu dò không bị vướng khi có dòng chảy đi qua.

+ Cuối cùng là kiểm tra tổng thể và lắp lại trạng thái ban đầu để chuẩn bị vận hành.

Mua công tắc dòng chảy chính hãng, giá tốt ở đâu

SHINKO CO ., LTD  Là đơn vị hợp tác nhập khẩu và phân phối nhiều thương hiệu công tắc dòng chảy chính hãng tại Việt Nam. Quý khách mua hàng tại SHINKO sẽ được đảm bảo

– Hàng nhập khẩu chính hãng, đầy đủ CO, CQ, chất lượng tốt, vận hành bền bỉ

– Hàng có sẵn, giao hàng nhanh và đảm bảo, trên toàn quốc

– Chính sách giá tốt, hoa hồng hấp dẫn

– Bảo hành dài hạn 12 tháng

– Tư vẫn hỗ trợ thông tin kỹ thuật về hàng hóa 24/7, báo giá nhiệt tình, chuyên nghiệp.


CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN LẠNH VÀ XÂY DỰNG SHINKO

VPGD – Địa chỉ: Số 25 Khu Tập Thể Viện Điều Tra Quy Hoạch Rừng, Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội

Tell: 0968489899 | Email: codienshinko@gmail.com

VP – Kho Hàng khu vực Miền Nam: Số 2 Bis, Quốc Lộ 1A, P. Trung Mỹ Tây, Quận 12, TP.HCM

VP – Kho Hàng khu vực Miền Trung: Số 171 Đường Tố Hữu, Khu Tân Đồng, Thị Trấn Hậu Lộc, Thanh Hóa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0968489899